“GIEO HẠT – SINH TRÁI”

26/11/2024 Lượt xem: 41

Hôm nay, sau 4.5 tháng miệt mài thăm non, hướng dẫn gia đình phối trộn cám và chuối ủ chua với men Emzeo, pha nước men Emzeo cho 3 chú heo con uống ngày nào giờ đây heo đã lớn hồng hào và suất chuồng để bán.

Gia đình anh Vũ chị Linh là hộ khó khăn đặc biệt của trung tâm Thiện Chí tại vùng dự án huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn và lại rất đông con đang trong tuổi ăn học. Thiện Chí đã đến và hỗ trợ cho gia đình kỹ thuật, sửa chuồng heo và đồng hành cùng hộ từng chút một để heo có thể khỏe mạnh và xuất bán. Cậu con cả của anh chị - là người chăn nuôi chính – hằng ngày cho heo ăn, ủ chuối, dọn chuồng heo. Khi đến thăm cậu nói: “Gia đình con cám ơn chú Huynh, cô Hằng nhiều vì đã giúp cho gia đình con nuôi heo để có thêm tiền lo cho các em con đi học, phụ giúp cho cha mẹ”. Heo bán sau khi trừ chi phí ăn, vắc xin, giống, men, cám… gia đình lời được hơn 4 triệu đồng. Số tiền này góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Và điều quan trọng nhất là cậu con trai nhỏ của gia đình đã biết kỹ thuật chăn nuôi heo.

Gia đình anh chị cũng được Thiện Chí hỗ trợ học bổng hàng tháng và hỗ trợ chi phí tiền học đầu năm học cho 3 con đang tuổi đến trường.

Nhờ gia đình chịu khó lấy chuối về ủ cho heo ăn phối hợp với cám nên nuôi heo có lợi nhuận hơn trong giai đoạn cám bắp giá cao hiện nay.

Trung tâm Thiện Chí luôn nỗ lực để tìm ra những phương thức giúp hộ chăn nuôi thu về lợi nhuận tốt, giảm chi phí, tăng sức đề kháng cho heo và đặc biệt – những chú heo được bán, mọi người đều khen thịt heo rất ngon.

Bài viết khác

SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

26/11/2024
41
Khi trao đổi với mẹ, chúng tôi được biết bé gặp khó khăn khi tham gia học ở trường và có những hành vi chưa tốt tại trường nên nhà trường khó tiếp nhận bé. Khi đi khám bác sĩ, chẩn đoán em có khó khăn về rối loạn lan tỏa và chậm phát triển ngôn ngữ. Vốn từ đơn rất ít, và nói ê a không rõ từ. Trẻ có hành vi khóc và la to không dứt khi trẻ không chịu điều gì đó và hay nói “ôi không”. Khi bé muốn gì thì em kéo tay chỉ và người lạ không hiểu ý bé. Trẻ được chẩn đoán ở mức 19 tháng tuổi.

Can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt

22/10/2024
152
Chúng tôi bắt đầu làm việc với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2008. Thời điểm này, chúng tôi nâng cao năng lực cho giáo viên trường tiểu học và xây dựng phòng can thiệp Hạnh Phúc – nơi mà các em khó khăn trong trường được can thiệp về kỹ năng sống và học tập – ngoài thời gian học trên lớp cùng bạn bè. Năm 2012, chúng tôi trực tiếp đến từng gia đình để dạy cho các em về chữ và số và tổ chức sinh hoạt nhóm về kỹ năng xã hội – gọi là chương trình hộp học tập cộng đồng. Năm 2017, chúng tôi can thiệp trực tiếp tại trung tâm cho các em khiếm thính – đây là tiền thân cho hoạt động can thiệp mà phụ huynh phải trực tiếp đưa con mình đến trung tâm can thiệp hàng tuần. Năm 2018, chúng tôi tham gia chương trình “Rút ngắn khoảng cách” của tổ chức LIN và xin được nguồn tài trợ và bắt đầu “can thiệp sớm”

Sự nỗ lực can thiệp về học tập nay đã có kết quả

22/10/2024
111
Một buổi chiều, chúng tôi đến thăm gia đình em Trần Đức Phương Trinh. Mẹ và em đều nhận ra chúng tôi là ai mặc dù đã nhiều năm trôi qua chúng tôi chưa gặp lại. Với nét mặt ấy và khuôn mặt dễ gần ấy toát lên trên cô bé 19 tuổi. Em Trinh – tham gia chương trình can thiệp trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2013. Em ấy khó khăn về học và dính thắng lưỡi – nói ngọng ngịu. Mỗi lần can thiệp nói chuyện em đều chảy nước dãi và tay thì luôn đổ mồ hôi. Em cố gắng viết từng nét chữ, đọc từng âm vần thấy thật thương vô cùng.

Đây là một người phụ nữ có tinh thần lạc quan, dù mang nhiều bệnh nhưng chị vẫn có niềm hi vọng!!!

16/10/2024
116
Chị Nguyễn Thị Lành ở thôn 7 - Nam Chính - Đức Linh - Bình Thuận. Lúc trước, mỗi khi tôi đến thăm chị đều than vãn đủ thứ: "em ơi, chị đau nhức, chóng mặt, người lúc nào cũng mệt, ăn uống không được...." Hôm ấy, tôi đến thăm gia đình, nhưng lần này không giống như những lần trước. Chị! Với gương mặt tươi tắn, đầy đặn và vui vẻ. "Em ngồi ghế chờ chị chút nha, chị đang lỡ tay nấu ăn" Tôi quay vào nhìn chị và ngạc nhiên vì chị nói với giọng điệu vui vẻ, tự tin hơn.

Tâm sự của hộ được hỗ trợ bảo hiểm y tế

16/10/2024
130
Anh Hoàng An Hải- Đông Hà: “Không có bảo hiểm y tế trong lòng luôn lo lắng, sợ bệnh. Mỗi lần bệnh có gắng ráng để vượt qua nhưng càng lo lắng càng bệnh nặng hơn. Mỗi lần bệnh thì mua đỡ thuốc giảm đau uống tạm cho qua. Nhiều lúc bệnh tôi không dám đi khám sợ phát hiện nhiều bệnh ra. Xin cám ơn Trung tâm đã hỗ trợ bảo hiểm y tế.”

Bước qua rào cản học vấn đầy khó khăn em Duyên chính thức tốt nghiệp

14/10/2024
176
Lê Thị Phương Duyên, sinh năm 2002 tại Thị trấn Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, là con gái trong một gia đình có bốn anh chị em. Bố của Duyên là thợ mộc, còn mẹ làm nội trợ và chăm sóc vườn thanh long với 500 trụ. Gia đình Duyên thuộc diện khó khăn của địa phương. Ba mẹ cô đã làm việc rất vất vả để nuôi các con đến ngưỡng cửa đại học, phải vay nhiều khoản tiền để trang trải học phí. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Duyên luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ.