Bước qua rào cản học vấn đầy khó khăn em Duyên chính thức tốt nghiệp

14/10/2024 Lượt xem: 194

Lê Thị Phương Duyên, sinh năm 2002 tại Thị trấn Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, là con gái trong một gia đình có bốn anh chị em. Bố của Duyên là thợ mộc, còn mẹ làm nội trợ và chăm sóc vườn thanh long với 500 trụ. Gia đình Duyên thuộc diện khó khăn của địa phương. Ba mẹ cô đã làm việc rất vất vả để nuôi các con đến ngưỡng cửa đại học, phải vay nhiều khoản tiền để trang trải học phí. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Duyên luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ.

Tuy nhiên, với nhiều chi phí phải trang trải trong khi các con còn đi học, bố mẹ Duyên, anh Dũng và chị Liên, đã tìm đến Trung tâm Thiện Chí để xin sự giúp đỡ. Nhận thấy hoàn cảnh của gia đình, Trung tâm đã hỗ trợ Duyên vay số tiền gần 30 triệu đồng để đóng các khoản chi phí trong suốt quá trình học đại học ngành Marketing.

Tháng 9 năm 2024, Duyên chính thức tốt nghiệp, mang đến niềm vui lớn nhất cho Duyên và gia đình. Duyên chia sẽ trong quá trình thực tập cuối năm Duyên cũng xin thêm việc làm và cũng được chấp nhận vào một công ty làm việc.

Hình ảnh của Duyên sẽ là động lực cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn . Chắc chắn các bạn muốn học thì các bạn sẽ thành công mặc dù sẽ có nhiều khó khăn cần phải vượt qua.

Bài viết khác

Gia đình chị Thảo: Nỗ lực vượt khó và mong muốn hỗ trợ bảo hiểm y tế

16/12/2024
40
Gia đình chị Thảo ở khu phố 6, thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Nhà anh chị có 4 người, gồm 2 vợ chồng và 2 con ăn học. Gia đình tham gia chương trình hộ phát triển kinh tế từ năm 2017 với thu nhập bình quân đầu người ban đầu là 510.000đ, và đến nay thu nhập của gia đình tăng lên 1.100.000đ.

Chắp cánh ước mơ học tập cho các em học sinh khó khăn

11/12/2024
47
Tháng 9 vừa qua, trước thềm năm học mới 2024-2025, Trung tâm Thiện Chí Đức Linh đã mang đến niềm vui lớn cho 4 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Với số tiền hỗ trợ 2.300.000 đồng, các em đã được giảm bớt gánh nặng tài chính đầu năm học.

Khởi Động Năm Học Mới: Tập Huấn Giáo Dục Giới Tính Cho Thầy Cô Huyện Hàm Thuận Nam

09/12/2024
54
Vào đầu năm học mới, 67 thầy cô đến từ 13 trường THCS thuộc huyện Hàm Thuận Nam đã tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về giáo dục giới tính. Chương trình được tổ chức bởi Trung tâm Thiện Chí với sự phối hợp và hỗ trợ từ Phòng Giáo dục và Ban Giám hiệu các trường.

“GIEO HẠT – SINH TRÁI”

26/11/2024
97
Hôm nay, sau 4, 5 tháng miệt mài thăm non, hướng dẫn gia đình phối trộn cám và chuối ủ chua với men Emzeo, pha nước men Emzeo cho 3 chú heo con uống ngày nào giờ đây heo đã lớn hồng hào và suất chuồng để bán.

SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

26/11/2024
75
Khi trao đổi với mẹ, chúng tôi được biết bé gặp khó khăn khi tham gia học ở trường và có những hành vi chưa tốt tại trường nên nhà trường khó tiếp nhận bé. Khi đi khám bác sĩ, chẩn đoán em có khó khăn về rối loạn lan tỏa và chậm phát triển ngôn ngữ. Vốn từ đơn rất ít, và nói ê a không rõ từ. Trẻ có hành vi khóc và la to không dứt khi trẻ không chịu điều gì đó và hay nói “ôi không”. Khi bé muốn gì thì em kéo tay chỉ và người lạ không hiểu ý bé. Trẻ được chẩn đoán ở mức 19 tháng tuổi.

Can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt

22/10/2024
173
Chúng tôi bắt đầu làm việc với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2008. Thời điểm này, chúng tôi nâng cao năng lực cho giáo viên trường tiểu học và xây dựng phòng can thiệp Hạnh Phúc – nơi mà các em khó khăn trong trường được can thiệp về kỹ năng sống và học tập – ngoài thời gian học trên lớp cùng bạn bè. Năm 2012, chúng tôi trực tiếp đến từng gia đình để dạy cho các em về chữ và số và tổ chức sinh hoạt nhóm về kỹ năng xã hội – gọi là chương trình hộp học tập cộng đồng. Năm 2017, chúng tôi can thiệp trực tiếp tại trung tâm cho các em khiếm thính – đây là tiền thân cho hoạt động can thiệp mà phụ huynh phải trực tiếp đưa con mình đến trung tâm can thiệp hàng tuần. Năm 2018, chúng tôi tham gia chương trình “Rút ngắn khoảng cách” của tổ chức LIN và xin được nguồn tài trợ và bắt đầu “can thiệp sớm”