Gia đình chị Thảo: Nỗ lực vượt khó và mong muốn hỗ trợ bảo hiểm y tế

16/12/2024 Lượt xem: 38

Gia đình chị Thảo ở khu phố 6, thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Nhà anh chị có 4 người, gồm 2 vợ chồng và 2 con ăn học. Gia đình tham gia chương trình hộ phát triển kinh tế từ năm 2017 với thu nhập bình quân đầu người ban đầu là 510.000đ, và đến nay thu nhập của gia đình tăng lên 1.100.000đ.

Chị Thảo sinh năm 1986, chị bệnh đau bao tử HP, khớp, thiếu máu não, chị Thảo đi bán vé số kiếm sống hằng ngày.Chồng chị là Nguyễn Văn Tính sinh năm 1977, bệnh bao tử, cột sống, suy nhược cơ thể.

Con gái Nguyễn Thị Tường Vy học lớp 11, và Nguyễn Văn Thi học lớp 7. Các con đều đang trong độ tuổi đi học nên chị phí tốn kém.

Gia đình có 2 sào ruộng trồng sen nhưng thu nhập thấp không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình và các con ăn học, anh tranh thủ làm thuê kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.

Cả 2 vợ chồng đều mang nhiều bệnh trong người, thường hay đi bệnh viện khám để mua thuốc BHYT về uống, nhưng nay bảo hiểm đã hết hạn mà gia đình không có tiền để mua lại.

Gia đình xin được Trung Tâm Thiện Chí hỗ trợ cho hai vợ chồng anh chị bảo hiểm y tế có điều kiện đi khám bệnh và uống thuốc có sức khỏe đi làm kiếm tiền lo cho các con ăn học.

Bài viết khác

Chắp cánh ước mơ học tập cho các em học sinh khó khăn

11/12/2024
46
Tháng 9 vừa qua, trước thềm năm học mới 2024-2025, Trung tâm Thiện Chí Đức Linh đã mang đến niềm vui lớn cho 4 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Với số tiền hỗ trợ 2.300.000 đồng, các em đã được giảm bớt gánh nặng tài chính đầu năm học.

Khởi Động Năm Học Mới: Tập Huấn Giáo Dục Giới Tính Cho Thầy Cô Huyện Hàm Thuận Nam

09/12/2024
52
Vào đầu năm học mới, 67 thầy cô đến từ 13 trường THCS thuộc huyện Hàm Thuận Nam đã tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về giáo dục giới tính. Chương trình được tổ chức bởi Trung tâm Thiện Chí với sự phối hợp và hỗ trợ từ Phòng Giáo dục và Ban Giám hiệu các trường.

“GIEO HẠT – SINH TRÁI”

26/11/2024
97
Hôm nay, sau 4, 5 tháng miệt mài thăm non, hướng dẫn gia đình phối trộn cám và chuối ủ chua với men Emzeo, pha nước men Emzeo cho 3 chú heo con uống ngày nào giờ đây heo đã lớn hồng hào và suất chuồng để bán.

SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

26/11/2024
75
Khi trao đổi với mẹ, chúng tôi được biết bé gặp khó khăn khi tham gia học ở trường và có những hành vi chưa tốt tại trường nên nhà trường khó tiếp nhận bé. Khi đi khám bác sĩ, chẩn đoán em có khó khăn về rối loạn lan tỏa và chậm phát triển ngôn ngữ. Vốn từ đơn rất ít, và nói ê a không rõ từ. Trẻ có hành vi khóc và la to không dứt khi trẻ không chịu điều gì đó và hay nói “ôi không”. Khi bé muốn gì thì em kéo tay chỉ và người lạ không hiểu ý bé. Trẻ được chẩn đoán ở mức 19 tháng tuổi.

Can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt

22/10/2024
172
Chúng tôi bắt đầu làm việc với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2008. Thời điểm này, chúng tôi nâng cao năng lực cho giáo viên trường tiểu học và xây dựng phòng can thiệp Hạnh Phúc – nơi mà các em khó khăn trong trường được can thiệp về kỹ năng sống và học tập – ngoài thời gian học trên lớp cùng bạn bè. Năm 2012, chúng tôi trực tiếp đến từng gia đình để dạy cho các em về chữ và số và tổ chức sinh hoạt nhóm về kỹ năng xã hội – gọi là chương trình hộp học tập cộng đồng. Năm 2017, chúng tôi can thiệp trực tiếp tại trung tâm cho các em khiếm thính – đây là tiền thân cho hoạt động can thiệp mà phụ huynh phải trực tiếp đưa con mình đến trung tâm can thiệp hàng tuần. Năm 2018, chúng tôi tham gia chương trình “Rút ngắn khoảng cách” của tổ chức LIN và xin được nguồn tài trợ và bắt đầu “can thiệp sớm”

Sự nỗ lực can thiệp về học tập nay đã có kết quả

22/10/2024
124
Một buổi chiều, chúng tôi đến thăm gia đình em Trần Đức Phương Trinh. Mẹ và em đều nhận ra chúng tôi là ai mặc dù đã nhiều năm trôi qua chúng tôi chưa gặp lại. Với nét mặt ấy và khuôn mặt dễ gần ấy toát lên trên cô bé 19 tuổi. Em Trinh – tham gia chương trình can thiệp trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ năm 2013. Em ấy khó khăn về học và dính thắng lưỡi – nói ngọng ngịu. Mỗi lần can thiệp nói chuyện em đều chảy nước dãi và tay thì luôn đổ mồ hôi. Em cố gắng viết từng nét chữ, đọc từng âm vần thấy thật thương vô cùng.