Can thiệp trẻ khó khăn về học trong chương trình hộp học tập cộng đồng và vay vốn

24/09/2024 Lượt xem: 337

“Cái chữ có làm nên câu chuyện?”

Hôm nay, tuy trời mưa bão, chúng tôi vẫn quyết định đến thăm gia đình các em đã được hỗ trợ can thiệp trong diện khó khăn về học tập. Cũng đã gần 10 năm, chúng tôi quay lại thăm gia đình.

Em Tăng Hùng An, sinh năm 2003 và anh sinh đôi là Tăng Hùng Nam sinh năm 2003 cư ngụ tại thôn 1B xã Trà Tân huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Hai anh em gặp khó khăn về ngôn ngữ và học tập. Mẹ An ngày xưa nghĩ rằng con mình sau này sẽ khờ khạo, nên rất lo lắng. Với mong muốn giúp con phát triển hơn mẹ đã tìm đến trung tâm và mong cầu sự giúp đỡ. Năm 2014, Thiện Chí đến thăm gia đình và khảo sát đánh giá cho 2 anh em thăm gia can thiệp. Vào giai đoạn đầu thật vất vả dường bao. Với trí nhớ ngắn, học trước quên sau, nhưng Thiện Chí và các em cùng nỗ lực cho từng con chữ. Em học từ khi lớp 3 cho đến lớp 6 thì nghỉ. Vào thời điểm lớp 6, em đã đọc, viết và làm toán thành thạo và Thiện Chí đánh giá cho em ra chương trình. Trong suốt thời gian can thiệp, mẹ các em vẫn kiên trì hằng ngày đi làm kiếm tiền để lo cho 4 anh chị em vì cha của các em đã qua đời. Mỗi bài tập Thiện Chí giao hàng tuần cho các em, mẹ đều nỗ lực để nhắc nhở và giúp cho các em hoàn thành và có chuyện gì khó khăn mẹ thường gọi điện để trao đổi cùng nhân viên dự án. Đây cũng là sự tham gia nỗ lực của gia đình trong học tập của con và cùng với Thiện Chí để giúp cho các em hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, Thiện Chí cũng hỗ trợ vốn vay cho chị để chị có thêm vốn đầu tư. Chị vay vốn vào tháng 6 năm 2015 để làm lúa, bắp và mua ve chai. Thu nhập ban đầu là 454.000 đồng/người/tháng. Trong quá trình vay vốn, chị luôn nỗ lực sử dụng vốn đúng mục đích và trả vốn đúng hạn. Thu nhập của gia đình cũng tăng dần. Những hoạt động tập huấn chị đều tham gia như tập huấn sức khỏe, bình đẳng giới, những buổi hội thảo sinh hoạt cho trẻ. Các con chị cũng được Thiện Chí hỗ trợ bảo hiểm y tế tại trường. Khi kinh tế ổn hơn, Thiện Chí đã đánh giá cho chị ra chương trình. Đối với chị, sự hiện diện trong các buổi tập huấn hay hội thảo không những học được các kiến thức mà còn là trách nhiệm của bản thân để cùng Thiện Chí chia sẻ các kiến thức đó cho người khác và cũng như giới thiệu các trẻ có khó khăn về học tập đến trung tâm can thiệp kịp thời.

Vậy với sự hỗ trợ can thiệp cho trẻ ngày xưa, giờ đây nhìn lại quả là một kết quả bền vững và phù hợp. Khi đến nhà, chúng tôi gặp em Tăng Hùng An ở nhà. Em An hiện nay đã 21 tuổi, em hiện đang đi làm công nhân ở Long Khánh. Anh của An là Nam thì đang đi làm ở Đắc Lắc. Khi Thiện Chí trao đổi về cuộc sống của em thì em rất vui vẻ chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến con chữ.

Em nói:

“ Nhờ được trước đây cô dạy chữ cho con nên giờ con biết tính toán và biết điền hồ sơ làm hồ sơ đi công ty xin việc. Ở trong công ty con còn được quản lý theo dõi số lượng hàng trong sổ sách quản lý. Công ty có ý đưa con lên làm cán bộ mà con ngại, con chỉ thích làm công nhân thôi, ngại lắm, ngại lắm”

“Nhờ có chữ á cô, con còn tham gia trong nhóm giới trẻ của nhà thờ và quản lý sổ sách cho nhóm nữa á cô. Mình muốn quản lý sổ sách thì khi có chi thu gì thì mình ghi vào trong sổ.”

“Con giờ có chơi facebook và zalo nữa, con đọc tin tức trên đó á”

“Con đi làm về thì lương con giữ 1 ít còn lại con đưa cho mẹ con á cô ơi”

“Con cảm ơn Trung tâm đã giúp con biết đọc chữ, biết tính toán”

Nhờ biết chữ, biết tính toán mà giờ này em lanh lẹ trong giao tiếp và chủ động đi làm mà không ngại ngần. Điều mà mẹ em lo lắng ngày xưa giờ không còn nữa, thay vào đó, chúng tôi thấy nụ cười trên toàn thể các thành viên trong gia đình em.

Cuộc sống gia đình của chị Ngân – mẹ An cũng đã thay đổi nhiều. Anh trai đầu của An ngoài làm lúa thì còn sửa xe và chạy xe ba gác. Chị của An thì đã có gia đình và có con. Mẹ An – bà Ngân thì vẫn buôn bán phế liệu nhưng bây giờ là 1 vựa thu mua phế liệu lớn, bán thêm nước ngọt, nước mía, nuôi heo nái. Anh Trai sinh đôi của An thì đi làm xa. Em An thì đi làm công nhân ở Ông Đồn (trước đây lương 6,2 triệu/tháng), hiện nay làm công nhân giầy da Long Khánh (lương là 5,3 triệu/tháng). Với các khoảng thu nhập trên thì bình quân thu nhập hiện tại là 2.364.000 đồng/4 khẩu. Nhà cửa mẹ An cũng thay đổi nhiều. Gia đình xây nhà sau, tráng nền nhà, làm vòm, mua xe cũng hơn 200.000.000 đồng.

Như vậy, em An là một trường hợp tốt cho thấy rằng sự hỗ trợ can thiệp kịp thời và đúng phương pháp, sự kiên trì nỗ lực của Thiện Chí cũng như của mẹ, của các em sau 10 năm nhìn lại mang lại tác động bền vững cho gia đình. Quả thật, cái chữ giúp làm nên câu chuyện!!!!

Bài viết khác

DÒNG TÂM SỰ CỦA CỘNG TÁC VIÊN DỰ ÁN HUYỆN ĐỨC LINH ĐẦY THÂN TÌNH

23/01/2025
121
Gửi Ban Giám Đốc, nhân viên và cộng tác viên thân thương. Thắm thoát 15 năm, Tám làm cộng tác viên cho Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Thiện Chí tại huyện Đức Linh. Trong quá trình tham gia làm việc cho tổ chức này, Tám được nhiều lắm. Tám cám ơn Bán Giám Đốc – nhân viên, bạn bè đồng nghiệp và hộ khó khăn cùng chung tay để Tám hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức triển khai. Xa hơn chút nữa, là cảm ơn nhà tài trợ đã không ngừng hỗ trợ vốn và các chương trình cần được hỗ trợ để hộ khó khăn vượt khó.

Hỗ trợ tái khám sau tai nạn của chị Thúy An

23/01/2025
151
Căn nhà của chị Tiết Thị Thúy An xã Mê Pu nằm trong một xóm nghèo nhỏ. Đến thăm nhà chị, cảm giác đầu tiên mà tôi cảm nhận là không khí gia đình của chị An có lẽ vẫn chưa vơi hết bàng hoàng, lo lắng sau vụ tai nạn mà chị và các con vừa trải qua. Anh Quán chồng chị vẫn chưa thể quên được cái ngày định mệnh, cái ngày mà cuộc sống của chị An cũng như của cha con anh Quán bước sang một trang khác. Điều mà anh Quán đau sót hơn cả là tình trạng sức khỏe của vợ và con trai anh. Vụ tai nạn giao thông khiến hai mẹ con chị bị thương nặng, nặng nhất là chị An.Chị bị vỡ nhiều mảnh xương sọ, tổn thương màng phổi, gan, mật, gãy chân, gãy tay… Con trai chị, cháu Phúc mới 6 tuổi cũng bị gãy phần háng và chân phải

Hành Trình Vượt Khó Của Gia Đình Chị Nguyễn Thị Châu Vị

13/01/2025
137
Như một nỗi đau chồng lên nỗi đau, chị Vị cũng mang căn bệnh bướu nổi khắp người, khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Vì thể trạng yếu, chị ít được thuê mướn làm việc, thu nhập gia đình gần như chỉ dựa vào tiền trợ cấp xã hội và sự giúp đỡ từ bà con lối xóm. Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ này không thể đáp ứng được chi phí sinh hoạt hàng ngày, từ tiền ăn uống, thuốc thang cho chị và chồng, đến tiền học cho hai con nhỏ.

Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực, gia đình chị Hiền đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

10/01/2025
126
Gia đình chị Phạm Thị Thu Hiền, cư trú tại thôn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, là một hộ nghèo của địa phương với 4 thành viên. Trước đây, cuộc sống tuy giản dị nhưng ổn định nhờ công việc bốc xếp của anh Thoại, chồng chị Hiền. Tuy nhiên, một tai nạn lao động nghiêm trọng đã khiến anh bị thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm, mất khả năng lao động. Không có bảo hiểm y tế, anh chỉ có thể điều trị bằng thuốc nam miễn phí tại chùa. Vì vậy, gánh nặng kinh tế đổ dồn lên vai chị Hiền, trong khi hai con của họ vẫn đang đi học, chi phí ngày một cao.

Hành trình vượt khó để chạm tới ước mơ Đại Học của Vy

08/01/2025
143
Mai Vy là học sinh tiêu biểu trong 12 năm phổ thông. Trong nhiều năm liền, em luôn hoàn thành tốt kết quả học tập. Nhìn vào em với dáng vẻ nhỏ bé, trắng trẻo, không ai nghĩ rằng em lại có một cuộc sống khó khăn và thiếu tình thương từ ba mẹ.

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH

25/12/2024
203
Giáo dục giới tính cho học sinh giúp cho các em hiểu rõ, hiểu đúng về các vấn đề liên quan đến giới tính, giá trị bản thân. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ phòng tránh được các tệ nạn, tình huống có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống sau này của học sinh.